Xem thêm
Chỉ báo kỹ thuật RVI được phát triển bởi Donald Dorsey vào năm 1993 và sau đó được giới thiệu trong tạp chí Phân Tích Kỹ Thuật Chứng Khoán Và Hàng Hóa. Vào năm 1995, tác giả đã biến đổi và bản cập nhật của chỉ báo này đã được dùng trong phân tích. Theo Dorsey, chỉ báo RVI không phải là một công cụ phân tích kỹ thuật độc lập và có thể được sử dụng như một bộ lọc cho các chỉ báo khác hoặc như một công cụ để chỉ ra ý định chứ không phải khả năng nhận biết các mô hình giá.
RVIorig = 100*( EMA[W14] of U)/( EMA[W14] of S)
RVI = (RVIorig of highs + RVIorig of lows)/2, trong đó
S = Stddev (10 days) – độ lệch chuẩn trong khoản thời gian 10 ngày;
U = S, nếu mức giá hiện tại cao hơn mức giá của giai đoạn trước đó;
U = 0, nếu mức giá hiện tại thấp hơn mức giá của giai đoạn trước đó;
EMA (w14) = trung bình lũy thừa trong khoản thời gian 14 ngày;
RVIorig of highs – RVI mức cao nhất;
RVIorig of low – RVI mức thấp nhất.
Ưu điểm chính của RVI là nó dựa trên chỉ số RSI và xem xét tất cả các mức độ đa dạng hóa bị bỏ qua bởi chỉ số RSI. Tuy nhiên, RVI là một chỉ số giao động nhưng lại không phải là một chỉ số giao động cổ điển; và đây là lý do vì sao không thể sử dụng nó một cách độc lập. Do vậy, tốt hơn hết là kết hợp các tín hiệu của RVI với các tín hiệu của chỉ số giao động như chỉ số RSI.
Trong trường hợp chỉ số RSI cùng với RVI đi vào vùng quá bán và vượt quá 70% thì đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự tăng giá sẽ sớm kết thúc và bắt đầu một quá trình ngược lại.
Nếu cả RSI và Rvi cùng xuống dưới 30%, nói cách khác là ở trong vùng quá mua, thì cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự tăng giá. Rõ ràng, chúng ta nên sử dụng kết hợp hai chỉ số này hơn là áp dụng chúng một cách độc lập.
Khi RSI lớn hơn 70% hoặc nhỏ hơn 30% nhưng RVI lại không thể hiện những tín hiệu này thì chúng ta nên đợi cho tới khi cả hai chỉ số đưa ra một bức tranh giống nhau trước khi vào lệnh.
Một cách áp dụng khác với RVI đó là phát hiện ra sự phân kỳ và hội tụ với mức giá. Nếu mức giá tăng trong khi chỉ số lại giảm thì tức là mức giá đang chuẩn bị đi xuống (trường hợp phân kỳ).
Trường hợp ngược lại cũng đúng: chỉ số giảm trong khi mức giá tăng, và điều này báo hiệu mức giá sẽ giảm (trường hợp hội tụ).
Sự hình thành những tín hiệu này sẽ thích đáng hơn khi RVI ở trong vùng quá mua hoặc quá bán. Nhưng ngay cả trong trường hợp RVI ở trong vùng trung lập (từ 30% đến 70%) thì tín hiệu phân kỳ/hội tụ vẫn sẽ có ý nghĩa.
Cần lưu ý rằng RVI xem xét tỷ lệ thông số lớn hơn so với chỉ số RSI và những tín hiệu nhận được với sự trợ giúp của chỉ số RVI sẽ tốt hơn rất nhiều.
Số giai đoạn RVI = 14