Xem thêm
Chỉ số ASI - Accumulation Swing Index - được phát triển bởi Welles Wilder và được mô tả trong cuốn sách của ông mang tên “Những Khái Niệm Mới Trong Hệ Thống Giao Dịch Kỹ Thuật” – “New Concepts in Technical Trading Systems”. Đây là một chỉ số giao động đơn giản và có dạng tương tự như sự biến động giá trong tài sản tài chính.
SI(i)=50*(CLOSE(i-1)-CLOSE(i)+0,5*(CLOSE(i-1)-OPEN(i-1))+0,25*(CLOSE(i)-OPEN(i))/R)*(K/T)
ASI(i) = ASI(i-1) + SI(i), trong đó
SI (i) – giá trị hiện tại của chỉ số kỹ thuật Swing Index;
SI (i - 1) – giá trị của chỉ số kỹ thuậ Swing Index trên thanh trước;
CLOSE (i) – giá đóng cửa hiện tại;
CLOSE (i - 1) – giá đóng cửa trước đó;
OPEN (i) – giá mở cửa hiện tại;
OPEN (i - 1) – giá mở cửa trước đó;
R – thông số được tính toán theo công thức dựa trên tỷ lệ giữa mức giá đóng cửa hiện tại và mức giá cực đại và cực tiểu trước đó.
K – là giá trị lớn nhất trong hai giá trị: HIGH (i - 1) - CLOSE (i)) и (LOW (i - 1) - CLOSE (i));
T – mức thay biến động giá lớn nhất trong suốt phiên giao dịch;
ASI (i) – giá trị hiện tại của ASI.
Cuốn sách “Những Khái Niệm Mới Trong Hệ Thống Giao Dịch Kỹ Thuật” của Wilder mô tả về chỉ số này như sau: “Khi ASI được đặt ở cùng một đồ thị ngày, xu hướng đo được trên chỉ số có thể được so sánh với các mức trên đồ thị. Với những người biết cách vẽ các mức tương ứng của xu hướng, ASI có thể là công cụ hữu ích vì nó chỉ ra sự đột phá của đường xu hướng. Sự đột phá sai xu hướng trên đồ thị sẽ không được chấp nhận với các đường tương ứng trên đồ thị của chỉ số. Do mức giá đóng cửa được sử dụng rất nhiều nên sự biến động giá trong ngày sẽ có ảnh hưởng không tồi đến chỉ số này”
ASI cũng là một chỉ số xu hướng khá hiệu quả khi được sử dụng đồng thời với chỉ số SMA(50) như một đường tín hiệu. Điểm cắt nhau từ dưới lên hoặc từ trên xuống của ASI và SMA là các tín hiệu giao dịch chỉ ra cả vùng vào theo xu hướng đang phát triển và vùng thoát trong trường hợp chỉ số cắt đường tín hiệu theo chiều ngược lại.
T = 300.0